Chiến dịch giữa các cuộc chiến
Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng
COVID-19
, theo lẽ thông thường thì người ta sẽ nghĩ rằng Mỹ và
Iran
phải tìm cách giảm leo thang căng thẳng. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn không hề nới lỏng các lệnh trừng phạt với Iran, trong khi lực lượng dân quân dòng Shia do Tehran hậu thuẫn ở Iraq tiếp tục tấn công vào các lực lượng quân sự của Mỹ.
Nếu cuộc chiến trong bóng tối này vẫn tiếp diễn, Mỹ nhất thiết phải tìm ra những cách thức hiệu quả hơn để bảo vệ các lợi ích của mình và chống trả lại được lực lượng ủy nhiệm Iran để không xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện.
Tất cả các tổng thống Mỹ trước đây - từ Ronald Reagan đến Barack Obama - đều ngần ngại tìm cách đáp trả vì lo sợ sẽ kích hoạt một cuộc xung đột lớn hơn với Iran.
Việc chính quyền Donald Trump hiện nay lựa chọn cách ám sát tướng Iran Qassem Soleimani lại cho thấy điều ngược lại: một cách tiếp cận khiêu khích không cần thiết gần như dẫn đến sự leo thang có nguy cơ vọt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, vẫn có một cách tiếp cận trung gian hiệu quả hơn. “Chiến dịch giữa các cuộc chiến” của Israel chống lại Iran ở Syria đã chứng tỏ là một trong những nỗ lực quân sự thành công nhất để đối phó với Iran.
Từ khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Syria năm 2011 và nhất là từ đầu năm 2017, Israel đã tiến hành hơn 200 vụ không kích bên trong lãnh thổ Syria để tấn công hơn 1.000 mục tiêu có liên quan tới Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ.
Trước đây, các nhà chiến lược và sĩ quan quân sự Mỹ đã từng nghiên cứu cuộc xung đột giữa Israel và khối Ả Rập năm 1973 để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh thông thường với Liên Xô. Ngày này, Mỹ vẫn có thể rút ra được những bài học từ chiến dịch của Israel ở Syria và áp dụng cho cuộc đối đầu với Iran.
Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon
Mỹ có thể rút ra những bài học gì từ Israel?
Thứ nhất, Israel tập trung cao độ vào một mục tiêu rất rõ ràng và có giới hạn là ngăn chặn việc vận chuyển các đầu đạn tấn công chính xác vào Syria có khả năng lọt qua hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome.
Chiến thuật này giúp Israel xây dựng được mục tiêu xuyên suốt và qua đó gửi tới Iran một thông điệp răn đe rõ ràng. Trong khi đó, Mỹ lại áp dụng cách tiếp cận quá tham vọng và dàn trải: Loại bỏ tất cả ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, khiến việc tập trung vào các bước đi quân sự hiệu quả có giới hạn gặp nhiều thách thức.
Thứ hai, Israel theo đuổi chiến dịch của mình ở những khu vực họ có thể duy trì lợi thế áp đảo về tình dịch thuật báo và quân sự. Kết quả là, mặc dù Israel đã tiến hành hàng trăm vụ không kích nhưng tất cả các vụ đáp trả của Iran đều không hiệu quả.
Mỹ chắc chắn có thể đạt được ưu thế về quân sự và tình báo như vậy nhưng ở vị thế một siêu cường với những cam kết trải rộng khắp toàn cầu nên lựa chọn đó quá tốn kém và đầy thách thức, vì vậy cách tiếp cận này chỉ được triển khai khi các lợi ích quốc gia bị đe dọa.
Để giảm bớt nguy cơ leo thang, Israel giới hạn tối đa thương vong cho dân thường, thậm chí trong một số trường hợp Israel còn bắn cảnh cáo để các binh sĩ Iran sơ tán trước khi phá hủy các hệ thống vũ khí.
Bài học thứ tư là xây dựng một chiến lược truyền tải thông điệp khéo léo. Israel luôn kiềm chế làm mất mặt Iran một cách công khai, hoàn toàn đối lập với cách Tổng thống Donald Trump đăng tải thẳng thừng lên Twitter hình ảnh lá cờ Mỹ sau khi ám sát thành công tướng Soleimani.
Israel còn khôn khéo ở chỗ, thông qua những tin tức “rò rỉ” họ cố tình chuyển tới Iran thông điệp rằng việc tiếp tục vận chuyển vũ khí chính xác tới Syria là một cái giá quá đắt. Mỹ đã không làm được điều đó.
Tiêm kích F-35 của KQ Israel. Ảnh: AFP
Israel cũng áp dụng một cách tiếp cận không chính thống với các kế hoạch quân sự. Thay vì bắt đầu bằng việc đề ra những mục tiêu kết thúc rõ ràng nhưng cách Quân đội Mỹ thường làm, Israel chọn các tiếp cận dần từng bước bằng cách tiến hành thử các cuộc không kích có giới hạn, rồi sau đó nếu Iran không thể trả đũa hiệu quả thì họ lại tăng dần các hành động quả quyết hơn và theo dõi động thái của Iran rồi lại điều chỉnh.
Theo đuổi chính sách ngoại giao bổ trợ để tạo không gian cho hành động quân sự cũng là một chiến lược chủ chốt của Israel.
Họ thường thực hiện hầu hết các chiến dịch trong không phận do Nga kiểm soát. Khéo léo tận dụng kẽ hở là Nga không thấy mấy lợi ích gì khi dính líu vào cuộc đối đầu Israel - Iran, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhất quán quan điểm đối thoại với Tổng thống Vladimir Putin để giảm leo thang, tránh xảy ra đối đầu.
Mỹ có thể theo đuổi một cách thức tương tự với chính phủ Iraq khi nước này luôn tránh rơi vào tình huống bị kẹt trong cuộc đối đầu giữa Iran và Mỹ nhưng vẫn không muốn Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq.
Bài học cuối cùng là cần phải khiêm tốn về những gì mà một chính dịch như vậy có thể đạt được. Cuộc chiến trong bóng tối giữa Israel và Iran sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều mặt trận và Iran đang bắt đầu điều chỉnh những hạn chế ở Syria.
Với những trách nhiệm, khả năng và lợi ích khác nhau, Mỹ không thể và không nên áp dụng chính xác toàn bộ những gì Israel đã thực hiện.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của Israel ở Syria cho thấy Mỹ có nhiều lựa chọn hơn để áp dụng trong cuộc đối đầu với Iran nếu như các nhà hoạch định chính sách mong muốn và có thể vận dụng ít nhất một số yếu tố nào đó từ mô hình của Israel.
Hệ thống phòng thủ Iron dome của Israel khai hỏa